Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô
"Cơn thèm khát" chip bán dẫn của các công ty công nghệ
Trong vòng hơn một năm nay, do nhu cầu làm việc, học tập tại nhà tăng cao nên sức mua các thiết bị điện tử từ đó cũng gia tăng theo. Vì thế, các nhà cung cứng linh kiện (nằm trong chuỗi cung ứng) phải hoạt động hết công suất để cung cấp cho nhà sản xuất OEM. Thế nhưng, bấy nhiêu đó là chưa đủ cho cả ngành công nghệ. Tình trạng thiếu chip bán dẫn kéo dài nên một số nhà cung ứng chip phải ký các văn bản hợp tác với nhau để cung ứng kịp cho thị trường. Samsung và Qualcomm là một ví dụ điển hình. Một vài công ty công nghệ Trung Quốc đã có đơn đặt hàng và dự trữ một lượng chip khổng lồ cũng góp phần khiến linh kiện bán dẫn khan hàng hơn.
Không chỉ ảnh hưởng về các đồ dùng công nghệ, chip bán dẫn còn được đưa vào sử dụng cho máy giặt, máy pha cà phê, tủ lạnh,..hay trên những chiếc xe máy, ô tô luôn có những con chip được tích hợp bên trong. Trong những năm trở lại đây, phương tiện giao thông luôn được khách hàng quan tâm về mặt công nghệ vì họ muốn sở hữu những chiếc xe tốt nhất, tiện ích nhất nên việc các nhà sản xuất xe hơi như Mercedes, Tesla hay Hyundai cần số lượng chip tích hợp vào bên trong để xử lý thuật toán tốt hơn là việc không tránh khỏi.
Nhà sản xuất ô tạm hoãn hoặc đóng cửa nhà máy
Việc cần chip là một chuyện nhưng việc thiếu hụt chip là một câu chuyện khác. Gần đây nhất thì Hyundai, nhà sản xuất ô tô có doanh thu cao nhất Hàn Quốc đã phải tạm dừng hoạt động nhà máy tại Mỹ trong vòng 3 tuần. Ngoài ra, Hyundai còn phải đóng cửa tạm thời nhà sản xuất tại Hàn Quốc (đóng cửa tạm thời 4 lần kể từ tháng 4). Một gã hàng xóm khá có tiếng khác là Nissan phải tạm hoãn việc cho ra mắt mẫu xe điện mới. Sân chơi ô tô điện là một sân chơi tiềm năng nhưng việc thiếu hụt chip làm ảnh hưởng rất lớn tiến độ phát triển sản phẩm và thương mại hóa.
Ngoài 2 cái tên này ra, Kia Corp cách đây một tháng cũng phải tạm dừng hoạt động nhà máy sản xuất tại Mỹ và một nhà máy trong nước với lý do tương tự. Hyundai có 10 nhà máy được đặt tại nước ngoài và 7 nhà máy trong nước, trong khi Kia Corp có đến 8 nhà máy trong nước và 7 nhà máy nước ngoài. Vì vậy, họ bị ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số và năng lực sản xuất. Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn có nguy cơ gây tăng giá sản phẩm công nghê, ô tô, mặt hàng tiêu dùng trong một thời gian dài.
Bài viết liên quan
- Sau tết nguyên đán: thời điểm vàng để mua ô tô
- Chính sách thuê pin xe ô tô điện VinFast VF e34
- Toyota Corolla Cross đạt doanh số khủng, sedan hạng B Toyota Vios vững ngôi vàng
- VinFast Đà Nẵng nhận đặt cọc xe điện VF8, VF9 nhiều khuyến mãi
- 5 dấu ấn đáng nhớ thị trường ô tô Việt Nam 2021
- Hyundai Grand i10 mới có giá cao nhất 455 triệu đồng
- Toyota Vios ưu đãi đặc biệt trong tháng 7/2021
- Bảng giá xe Hyundai tháng 7/2021 chỉ từ 315 triệu đồng
- Ô tô điện Hyundai và Kia chạm mốc 200 nghìn xe ở Châu Âu
- Tính năng hấp dẫn của xe điện VinFast VF e34
- Doanh số Hyundai Accent tăng trưởng mạnh nhờ phiên bản mới
- Hyundai Alcazar SUV 7 chỗ giá rẻ giới thiệu tại Ấn Độ
- Hyundai SantaFe cũ giảm giá sâu lên đến 150 triệu
- Honda khai tử 3 mẫu xe hơi có danh số kém để phát triển xe điện
- Top những dòng xe bán chạy nhiều nhất trong năm 2021
- Mazda ưu đãi khủng tháng 6 lên đến 120 triệu đồng
- Top 3 thương hiệu ô tô bán chạy nhất trong tháng 5/2021
- Các dòng xe Hyundai giá rẻ và giá cạnh tranh 2021
- Hyundai SantaFe lọt top SUV bán chạy trong tháng 5/2021
- Honda CR-V 2020 lắp ráp tại Việt Nam, chuẩn bị ra mắt vào tháng 7
- 3 hãng ô tô lọt vào danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu