Unibody và ưu điểm của xe kết cấu liền khối
Lịch sử phát triển của Unibody
Trước khi có sự ra mắt của nền tảng Unibody, gần như các dòng xe ở đầu thế kỷ XX phần lớn sử dụng nền tảng Body-on-frame (thân xe khung rời). Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ dẫn đến sự ra đời các công cụ thiết kế đồ họa tinh vi, hiện đại. Một số phần mềm như CAD cho phép xây dựng, mô phỏng hình ảnh dưới dạng 3D có độ chính xác cao, chân thật. Từ đó, kết cấu liền khối Unibody ra đời, biến nhiều dòng xe sau này có một nền tảng liền mạch.
Vào những năm 1930, hầu hết các dòng xe chở khách có kích thước nhỏ đã từng được phát triển trên nền tảng Unibody. Xu hướng này bắt đầu với những chiếc xe như Citroen Traction Avant (1934) và Opel Olympia (thiết kế bởi General Motors) được giới thiệu vào năm 1935. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phần lớn các dòng xe vẫn được sản xuất và xây dựng với khung xe thân rời là chủ yếu.
Ưu điểm của thân xe có kết cấu liền khối Unibody
Không phải ngẫu nhiên mà các dòng xe hiện đại ngày nay phần lớn sử dụng kết cấu liền khối Unibody này. Vì vậy, chúng phải có những ưu điểm nhất định để khiến các nhà sản xuất ô tô tin tưởng và cải tiến:
- Trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với kết cấu Body-on-frame thân xe khung rời
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn do trọng lượng của xe được cải thiện
- Khả năng hấp thụ lực cũng như phân bổ lực tốt hơn, hạn chế xảy ra nguy hiểm khi có va chạm
- Khả năng uốn cong tùy ý theo nhà sản xuất như vẫn đảm bảo về mặt kỹ thuật
- Sàn xe nằm liền với chassis giúp trọng tâm thấp hơn, tăng sự ổn định khi vào cua
Hạn chế của nền tảng Unibody
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội và đáng tin cậy thì Unibody cũng có những nhược điểm tồn động. Các nhà sản xuất ô tô vẫn ngày một cải tiến hơn nhưng so với Body-on-frame thì chúng vẫn có những điểm yếu như:
- Khả năng chịu lực không cao (đa phần các dòng xe chuyên dụng sử dụng nền tảng Body-on-frame)
- Việc sửa chữa, phục hồi cấu trúc khung xe gặp khá nhiều khó khăn
Một số dòng xe sử dụng thân xe liền khối
Toyota Vios
Toyota Vios sẽ là đại diện tiêu biểu cho dòng xe sedan hạng B sử dụng cấu trúc Unibody này. Với doanh số bán ra ấn tượng tại Việt Nam cũng như toàn cầu, Vios đã khẳng định được tên tuổi, sự bền bỉ, thực dụng theo năm tháng. Dù là nền tảng liền khối nhưng việc sửa chữa của Vios cũng không quá phức tạp và khó khăn. Ngoài ra, Vios cũng rất tiết kiệm nhiên liệu và có nhiều tùy chọn từ số sàn đến số tự động.
Honda CR-V
Honda CR-V sẽ không thể nào bỏ qua được, đây là dòng xe bị nhầm lẫn ít nhiều khi bị xếp vào nhóm SUV có mức giá dưới 1 tỷ đồng. Thực tế, đây là dòng xe thuộc phân khúc Crossover, con lai của SUV truyền thống và các xe sedan hoặc hatchback. CR-V dĩ nhiên là được phát triển dựa trên nền tảng khung xe liền khối. Tại Việt Nam, Honda CR-V sử dụng động cơ 1.5L tăng áp kép giúp xe vận hành tốt hơn nhưng lại vô cùng tiết kiệm nhiên liệu. Xe có thiết kế 5+2 chỗ ngồi cùng những sự trải nghiệm "thực dụng" đáng để sử dụng.
Hyundai Sedona
Hyundai Sedona là một đại diện khác có tầm vóc trong phân khúc xe gia đình MPV. Đây là dòng xe thường được sử dụng phục vụ cho các lễ hội, các tổ chức có chuyên chở người lãnh đạo, người nổi tiếng,... dễ thấy nhất tại quê nhà Hàn Quốc. Riêng Việt Nam, dòng xe này khá cao cấp và nhiều tiện nghi nhằm sử dụng cho mục đích gia đình là chủ yếu. Xe được phát triển dựa trên nền tảng Unibody, tổng thể thiết kế hài hòa. Xe cũng rất an toàn nhờ khung xe hấp thụ lực đi kèm hàng tá công nghệ an toàn chủ động và bị động.
Nhìn chung, các mẫu xe ngày nay rất ưa chuộng nền tảng Unibody do những ưu điểm mang lại như nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu, dễ tạo khuôn. Những dòng xe mới sau này, kể cả xe điện hoặc ô tô gầm cao vẫn sử dụng nền tảng kể trên. Tuy vẫn còn một số nhược điểm nhưng những hãng xe hiện tại đã đang dần khắc phục, sử dụng vật liệu tốt hơn, bền chắc hơn cho xe.
Bài viết liên quan
- Thiết kế website bán ô tô chuyên nghiệp
- Body on frame và ưu điểm của thân xe khung rời
- Xe ô tô sẽ đi được bao xa khi sắp hết nhiên liệu?
- Phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô
- Phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô
- Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc
- Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
- Tìm hiểu bí kíp lái xe cho các mẹ bầu
- Các điểm cần chú ý khi lái xe ô tô nhưng ít người quan tâm
- Những điều cần nắm rõ khi học lái xe ô tô bằng B2
- Kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới tập lái
- Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
- Bi quyết tăng giá trị cho ôtô cũ để bán lại
- Những bộ phận trên ôtô rất dễ hư hỏng khi trời nắng nóng
- Lưu ý quan trọng để lái xe an toàn khi trời mưa lớn
- Lưu ý những dịch vụ quan trọng khi mua bảo hiểm ôtô
- Say xe và những cách phòng chống hiệu quả
- Những lưu ý cho người mới lái xe ô tô
- Lưu ý khi bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
- Những quy định mới có hiệu lực từ năm 2020
- Những bộ phận trên xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất