Những bộ phận trên ôtô rất dễ hư hỏng khi trời nắng nóng
Với khí hậu Việt Nam, thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè không chỉ ảnh hưởng đến hiệu năng vận hành của ôtô mà còn trực tiếp khiến nhiều bộ phận trên xe nhanh xuống cấp.
Ví dụ, khi nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng xấp xỉ 40 độ C, nhiệt độ bên trong ôtô có thể lên tới hơn 70 độ nếu xe không bật điều hòa và đỗ dưới nắng từ 30-40 phút, gây hại đến người dùng và các chi tiết như nội thất, gioăng cao su cánh cửa, hay những linh kiện khác.
Vì vậy, thông qua bài viết Canthooto.com chia sẻ, tài xế sẽ nắm được một số lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời, giúp ôtô luôn vận hành bền bỉ và trơn tru nhất trong mùa nắng nóng.
Lốp xe
Lốp xe là bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nơi thường có nhiệt độ cao trong những ngày nắng nóng. Khi xe chạy đường dài, lốp xe liên tục chịu nhiệt cao và ma sát sẽ làm không khí trong lốp nóng lên và tăng áp suất lốp.
Áp suất lốp tăng cao có thể dẫn đến nổ lốp hoặc chênh lệch áp suất giữa các lốp xe. Khi tình trạng lệch áp suất xảy ra, xe có khả năng bị thiếu độ bám khi vào cua, gây mất lái hay lật xe.
Người dùng nên thường xuyên kiểm tra độ mòn và áp suất của lốp, đặc biệt là sau khi xe đi được khoảng 45.000 km hoặc 6-8 năm từ ngày sản xuất in trên lốp. Bên cạnh đó, tránh bơm lốp quá căng vào mùa nắng nóng.
Lốp xe dễ xuống cấp và hư hỏng hơn vào mùa hè.
Hệ thống điều hòa
Điều hòa là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều với công suất cao nhất khi thời tiết chuyển nắng nóng. Do vậy, điều hòa dễ bị quá tải và hỏng hóc vào mùa hè, nhất là trên các mẫu xe đời cũ.
Chủ xe cần chú ý đến tình trạng của điều hòa, thông qua những cách như theo dõi thời gian làm mát, mùi trong xe hay chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe sau khi bật điều hòa. Khi xe nổ máy và chạy được khoảng 20-30 phút, nếu nhiệt độ bên trong thấp hơn ngoài trên dưới 10 độ C thì điều hòa đang hoạt động ổn định.
Các chi tiết của hệ thống điều hòa cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên bao gồm gas lạnh, lọc gió, quạt gió, giàn nóng/lạnh và dầu bôi trơn máy nén. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tránh bật điều hòa hết công suất khi mới lên xe, đồng thời chuyển giữa chế độ lấy gió trong và gió ngoài để điều hòa không phải liên tục chạy ở mức tối đa.
Điều hòa là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều nhất vào mùa nóng.
Ắc quy
Những xe sử dụng ắc quy nước thường có nguy cơ gặp trục trặc cao hơn vào mùa nóng. Nhiệt độ cao khiến chất lỏng bay hơi, dẫn tới thay đổi nồng độ dung dịch bên trong, làm ắc quy giảm tuổi thọ hoặc hỏng hóc.
Người dùng cần thường xuyên theo dõi mức dung dịch của ắc quy để kịp thời đổ thêm khi lượng dung dịch xuống thấp. Song song đó, việc kiểm tra dây ắc quy, vệ sinh các đầu cực cũng rất cần thiết. Các nhà sản xuất khuyến cáo ắc quy nên được thay mới sau khoảng 2-3 năm, tùy theo điều kiện sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
Nội thất
Các bộ phận của nội thất là những chi tiết chịu ảnh hưởng mạnh trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt khi đỗ xe với thời gian dài ngoài trời. Nhiệt độ trong xe tăng lên trên 60 độ C sẽ khiến những vật liệu như da, cao su hay nhựa nhanh chóng xuống cấp.
Ngoài ra, những vật dụng để lại trong xe như bật lửa, pin hay thiết bị điện tử cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao có thể khiến hành khách bị sốc nhiệt khi mới bước lên xe, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Do đó, người dùng nên tránh để xe phơi nắng lâu ngoài trời. Nếu buộc phải đỗ xe dưới nắng, cần có các biện pháp che chắn như dán phim cách nhiệt, phủ bạt, dùng ô (dù) che nắng cho ôtô, không để các vật dụng dễ cháy nổ trong xe.
Nhiệt độ trong xe tăng quá cao sẽ khiến nhiều chi tiết nội thất bị ảnh hưởng.
Các loại dung dịch như dầu và nước làm mát
Tương tự ắc quy, các loại dung dịch còn lại trên ôtô đều nhanh bị hao hụt hơn vào mùa hè do nhiệt độ cao gây ra hiện tượng bay hơi. Vì vậy, người dùng cần lưu tâm và thường xuyên kiểm tra dầu nhớt, dầu hộp số, dầu tay lái, dầu phanh hay nước làm mát.
Việc kiểm tra và thay thế những loại dung dịch nói trên nên được thực hiện định kỳ tại các đại lý của hãng hay xưởng dịch vụ chuyên nghiệp để bảo đảm xe luôn vận hành tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết liên quan
- Thiết kế website bán ô tô chuyên nghiệp
- Unibody và ưu điểm của xe kết cấu liền khối
- Body on frame và ưu điểm của thân xe khung rời
- Xe ô tô sẽ đi được bao xa khi sắp hết nhiên liệu?
- Phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô
- Phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô
- Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc
- Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
- Tìm hiểu bí kíp lái xe cho các mẹ bầu
- Các điểm cần chú ý khi lái xe ô tô nhưng ít người quan tâm
- Những điều cần nắm rõ khi học lái xe ô tô bằng B2
- Kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới tập lái
- Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
- Bi quyết tăng giá trị cho ôtô cũ để bán lại
- Lưu ý quan trọng để lái xe an toàn khi trời mưa lớn
- Lưu ý những dịch vụ quan trọng khi mua bảo hiểm ôtô
- Say xe và những cách phòng chống hiệu quả
- Những lưu ý cho người mới lái xe ô tô
- Lưu ý khi bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
- Những quy định mới có hiệu lực từ năm 2020
- Những bộ phận trên xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất